Chi phí phá thai an toàn hết bao nhiêu tiền tại Hà Nội | t 2500000vnđ

10 Phòng khám phụ khoa uy tín an toàn ở Hà Ni 2023

Tư vấn 10 địa chỉ phòng khám nam khoa ở H Nội chỉ với hơn 500.000 VNĐ

Review 5 a chỉ phòng khám phá thai an toàn ở Hà Nội

Tư vn nam khoa online cùng bác s nam khoa giỏi ở Hà Nội

Chi phí khám nam khoa ti th đô H Nội hiện nay bao nhiêu tin

Tư vn sc khỏe phụ khoa online min phí

Chi phí đốt viêm lộ tuyến c tử cung ht bao nhiêu tin ở Hà Nội

Chi phí phẫu thuật cắt trĩ hết bao nhiêu tin bảng giá mới

Đa chỉ bnh vin ct tuyến mồ hi nách tt uy tín ở đâu Hà Ni

Gi chi phí chữa bệnh lu hết bao nhiu tiền tại H Ni [từ 5.000.000 vnđ]

Tư vấn top 3 phương pháp, cách ph thai an toàn nht không đau

Bc s gii p hút thai có đau khng, ht bao nhiu tin đâu tt

Ti sao thân dương vt ni mn đ, trắng gy ngứa?

Top 13 đa ch phòng khám, bnh viện phu thuật cắt bao quy đầu uy tín tốt nht Hà Ni

Top 7 a chỉ phng khám chữa bnh sùi mào gà tốt ở âu H Nội uy tín

Top 8 đa ch khám cha bệnh trĩ ở đu tốt tại Hà Ni

Chi phí chữa sùi mo gà ht bao nhiêu tiền tại Hà Ni

12 cách chữa trị yếu sinh lý nam tại nhà hiệu quả nhất

13 cách chữa trị hôi nách vĩnh viễn hiệu quả tận gốc tại nhà

10 cách chữa trị bệnh trĩ hiệu quả nhất tại nhà hiện nay

Tổng hợp cách chữa trị sùi mào gà hiệu quả nhất hiện nay

8 cách chữa bệnh liệt dương tại nhà hiệu quả nhất

Bệnh sùi mào gà ở phụ nữ: Nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng và cách chữa

Top 10 địa chỉ khám chữa bệnh sùi mào gà ở đâu tốt nhất Hà Nội 2023

Bảng giá chi phí khám phụ khoa hết bao nhiêu tiền, ở đâu Hà Nội uy tín?

13 địa chỉ phòng khám sản phụ khoa uy tín tốt nhất ở đâu Hà Nội

15 địa chỉ chữa hôi nách, cắt tuyến mồ hôi nách ở đâu tốt nhất Hà Nội

12 địa chỉ khám chữa bệnh xuất tinh sớm ở đâu tốt nhất Hà Nội

Bác sĩ tư vấn bệnh phụ khoa online và qua điện thoại miễn phí

Chi phí khám nam khoa hết bao nhiêu tiền, bảng giá khám 320k

6 địa chỉ khám, xét nghiệm và chữa bệnh giang mai ở đâu uy tín, chi phí bao nhiêu tiền?

11 địa chỉ phòng khám chữa bệnh trĩ và mổ cắt trĩ ở đâu tốt nhất Hà Nội

Chi phí chữa bệnh lậu hết bao nhiêu tiền? Bảng giá năm 2023

Chi phí cắt bao quy đầu hết bao nhiêu tiền - bảng giá phẫu thuật từ 2 triệu đồng

Vá màng trinh hết bao nhiêu tiền, ở đâu uy tín, kín đáo

Top 7 địa chỉ khám chữa bệnh yếu sinh lý nam ở đâu Hà Nội tốt

7 địa chỉ khám, xét nghiệm và điều trị bệnh lậu ở đâu Hà Nội tốt nhất

Khám, xét nghiệm bệnh xã hội ở đâu Hà Nội tốt nhất hiện nay

Phòng khám đa khoa 11 Thái Hà uy tín chất lượng tốt tại Hà Nội

Luật Phòng, chống tham nhũng 2018

Thứ tư - 14/07/2021 08:50
Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/07/2019.Đây cũng là một trong những luật nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận và đã phát huy hiệu quả lớn trong thực tiễn, là cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng và chống lãng phí ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Trung tâm Y tế huyện Tam Nông giới thiệu tổng hợp về các điểm mới, đáng chú ý của Luật Phòng, chống tham nhũng này thông qua hình thức hỏi - đáp.
images

Câu 1: Luật Phòng, chống tham nhũng ra đời khi nào?
Luật Phòng, chống tham nhũng gồm có 8 chương, 92 điều, đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và được Chủ tịch Trần Đức Lương ký công bố ngày 09/12/2005. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2006. Pháp lệnh chống tham nhũng ngày 26/02/1998 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh chống tham nhũng ngày 28/4/2000 hết hiệu lực kể từ ngày luật này có hiệu lực.
Câu 2: Phạm vi điều chỉnh Luật Phòng, chống tham nhũng được quy định như thế nào?
1. Luật này quy định về phòng ngừa, phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong phòng, chống tham nhũng.
2. Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
3. Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm:
a. Cán bộ, công chức, viên chức;
b. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị, thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan đơn vị thuộc công an nhân dân;
c. Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
d. Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
 Câu 3: Các hành vi nào được xác định là các hành vi tham nhũng?
 1.Tham ô tài sản;
 2.Nhận hối lộ;
 3. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
 4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi .
 5. Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
 6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi.
 7. Giả mạo trong công tác vì vụ lợi.
 8. Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi.
 9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản Nhà nước vì vụ lợi.
10. Nhũng nhiễu vì vụ lợi.
 11. Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
 12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
 Câu 4. Nguyên tắc xử lý tham nhũng qui định như thế nào?
 1. Mọi hành vi tham nhũng đều phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh.
  2. Người có hành vi tham nhũng ở bất cứ cương vị, chức vụ nào phải bị xử lý theo qui định của pháp luật.
 3.Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, tịch thu; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo qui định của pháp luật.
  4. Người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát hiện, tích cực hạn chế thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra, tự giác nộp lại tài sản.
  5. Việc xử lý tham nhũng phải được thực hiện công khai theo qui định của pháp luật.
  6. Người có hành vi tham nhũng đã nghỉ hưu, thôi việc chuyển công tác vẫn phải bị xử lý về hành vi tham nhũng  do mình đã thực hiện.
 Câu 5: Quy định chung về trách nhiệm phòng, chống tham nhũng  của cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có chức vụ, quyền hạn như thế nào?
 1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:
 - Tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
  - Tiếp nhận và xử lý kịp thời báo cáo, tố giác, tố cáo và thông tin khác về hành vi tham nhũng;
 - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phát hiện, báo cáo, tố giác, tố cáo và thông tin khác về hành vi tham nhũng.
  - Chủ động phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng; kịp thời cung cấp thông tin, tài liệu và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong quá trình phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng.
  2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:
  - Chỉ đạo việc thực hiện các quy định tại điểm 1 trên;
  - Gương mẫu, liêm khiết; định kỳ kiểm điểm việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong việc phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng.
  - Chịu trách nhiệm khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
  3. Người có chức vụ, quyền hạn có trách nhiệm sau đây:
  - Thực hiện nhiệm vụ, công vụ đúng qui định của pháp luật;
  - Gương mẫu, liêm khiết; chấp hành nghiêm chỉnh qui định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, qui tắc ứng xử, qui tắc đạo đức nghề nghiệp;
  - Kê khai tài sản theo qui định của Luật Phòng, chống tham nhũng và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của việc kê khai đó.
Câu 6: Công dân có quyền và nghĩa vụ gì trong phòng, chống tham nhũng? Các hành vi nào bị nghiêm cấm theo Luật Phòng, chống tham nhũng?
 Điều 5 Luật phòng, chống tham nhũng quy định quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng như sau:
1. Công dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật; có quyền kiến nghị với cơ quan Nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
2. Công dân có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng.
Các hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 8 Luật Phòng, chống tham nhũng bao gồm:
1. Các hành vi tham nhũng quy định tại Điều 2 của Luật này.
2. Đe dọa, trả thù, trù dập, tiết lộ thông tin về người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng.
3. Lợi dụng việc phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng để vu khống cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác.
4. Bao che hành vi tham nhũng; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc phát hiện, xử lý tham nhũng và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng quy định tại Mục 2 Chương IX của Luật này.
 Câu 7: Qui định chung về trách nhiệm phối hợp của cơ quan thanh tra, kiểm toán Nhà nước, điều tra, viện kiểm sát, toà án của cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan trong phòng, chống tham nhũng là gì?
 1. Cơ quan thanh tra, kiểm toán Nhà nước điều tra, viện kiểm sát, toà án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với nhau và phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan trong việc phát hiện hành vi tham nhũng và phải có trách nhiệm trước pháp luật về kết luận, quyết định của mình trong quá trình thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử vụ việc tham nhũng.
  Cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan có trách nhiệm tạo điều kiện, cộng tác với cơ quan thanh tra, kiểm toán Nhà nước, điều tra, viện kiểm sát, toà án trong việc phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng.
 2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm động viên nhân dân tham gia tích cực vào việc phòng, chống tham nhũng; phát hiện, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi tham nhũng; giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
  3. Cơ quan báo chí có trách nhiệm tham gia vào việc phòng chống tham nhũng; hợp tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng; khi đưa tin phải bảo đảm chính xác trung thực, khách quan và phải chịu trách nhiệm về nội dung của thông tin đã đưa.
  Câu 8: Nguyên tắc, nội dung và hình thức công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị nhằm phòng ngừa tham nhũng được qui đinh như thế nào?
  1. Chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật phải được công khai, minh bạch, bảo đảm công bằng, dân chủ.
 2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai hoạt động của mình, trừ nội dung thuộc bí mật Nhà nước và các nội dung khác theo qui định của Chính phủ.
  3. Hình thức công khai bao gồm:
  - Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
  - Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
  - Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan;
  - Phát hành ấn phẩm;
  - Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
  - Đưa lên mạng thông tin điện tử;
 - Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
  Ngoài những trường hợp pháp luật có qui định hình thức công khai, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm lựa chọn một hoặc một số hình thức công khai theo qui định tại điểm 3 trên.
  Câu 9: Công khai, minh bạch trong mua sắm công và xây dựng cơ bản nhằm phòng ngừa tham nhũng được qui định như thế nào?
  1. Việc mua sắm công và xây dựng cơ bản phải được công khai theo qui định của pháp luật.
  2. Trường hợp mua sắm công và xây dựng cơ bản mà pháp luật qui định phải đấu thầu thì nội dung công khai bao gồm:
  - Kế hoạch đấu thầu, mời sơ tuyển và kết quả sơ tuyển, mời thầu;
  - Danh mục nhà thầu tham gia đấu thầu hạn chế, danh sách ngắn nhà thầu tham gia đấu thầu hạn chế, kết quả lựa chọn nhà thầu;
  - Thông tin về cá nhân, tổ chức thuộc chủ dự án, bên mời thầu, nhà thầu, cơ quan quản lý hoặc đối tượng khác vi phạm pháp luật về đấu thầu; thông tin về nhà thầu bị cấm tham gia và thông tin về xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;
  - Văn bản qui phạm pháp luật về đấu thầu, hệ thống thông tin dữ liệu về đấu thầu;
  - Báo cáo tổng kết công tác đấu thầu trên phạm vi toàn quốc của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; báo cáo tổng kết công tác đấu thầu của bộ ngành, địa phương và cơ sở;
 - Thẩm quyền, thủ tục tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 2 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây