🌵Ai dễ bị loãng xương?
Người có tiền sử gia đình mắc bệnh loãng xương.
Người trên 70 tuổi.
Phụ nữ sinh từ 3 con trở lên, phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh.
Những người thấp bé, nhẹ cân.
Những người có nghề nghiệp tĩnh tại và không tập luyện thể dục thể thao.
Người mắc một số bệnh lý như: cường giáp, suy thận, cắt dạ dày - ruột, cắt buồng trứng,...
Những người sử dụng một số loại thuốc kéo dài như thuốc corticosteroid, thuốc chống động kinh, thuốc lợi tiểu,...
Người có chế độ dinh dưỡng thiếu canxi, vitamin D và các nguyên tố vi lượng khác.
Những người có lối sống không lành mạnh như: hút thuốc lá, uống nhiều rượu, cafe, trà đặc,...
🍄 Làm gì để phòng tránh bệnh loãng xương: Để phòng tránh loãng xương, các bạn cần chú ý đến các vấn đề chính sau đây:
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ: đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.
Loại bỏ lối sống không lành mạnh: không hút thuốc lá, hạn chế tối đa việc uống rượu, cafe hay trà đặc.
Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện và điều trị bệnh sớm (nếu có).
🌼🌼🌼Đo mật độ xương là gì?
Đo mật độ xương là tiêu chuẩn vàng để xác định xem bạn có bị loãng xương hay không. Loãng xương là một bệnh với đặc điểm khối lượng xương suy giảm, vi cấu trúc của xương bị hư hỏng, dẫn đến tình trạng xương bị yếu và hệ quả là tăng nguy cơ gãy xương. Xác định mức độ giảm mật độ xương; xác định nguy cơ bị gãy xương; theo dõi điều trị loãng xương.
🚴♂️🚴♂️🚴♂️🚴♂️🚴♂️🚴♂️🚴♂️🚴♂️🚴♂️🚴♂️🚴♂️🚴♂️🚴♂️🚴♂️🚴♂️🚴♂️
Hiện nay Trung tâm Y tế huyện Tam Nông đã và đang triển khai hệ thống máy Đo độ loãng xương để phục vụ người bệnh trong và ngoài huyện, dịch vụ này khi thực hiện người bệnh không có cảm giác đau, kết quả trả nhanh cán bộ phục vụ tận tâm và chuyên nghiệp. Mọi chi tiết xin liên hệ Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường, Trưởng khoa Xét nghiệm- CĐHA, số điện thoại: 0968353518.