Người mắc đái tháo đường nên phòng ngừa Covid-19 như thế nào?

Thứ năm - 16/04/2020 21:14
Người mắc bệnh ĐTĐ thường dễ bị bệnh nặng hơn khi nhiễm COVID-19, do đó căn cứ vào hướng dẫn mới nhất của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế và Quỹ đái tháo đường Thế giới, Hội Người giáo dục bệnh đái tháo đường Việt Nam đưa ra khuyến cáo về việc phòng ngừa bệnh COVID-19 đối với người đái tháo đường (ĐTĐ) trong bài viết dưới đây.
nhung cach kiem soat benh dai thao duong ngan ngua bien chung11505451230
 
Người mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) thường dễ bị bệnh nặng hơn khi nhiễm COVID-19. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch của người bệnh vốn đã bị tổn hại, khiến việc chống lại virus khó khăn hơn và chậm phục hồi hơn. Đặc biệt, virus có thể phát triển mạnh hơn trong môi trường đường huyết tăng cao. Hơn nữa, khi nhiễm virus, cơ thể cố gắng chống lại bệnh bằng cách giải phóng đường dự trữ để cung cấp năng lượng do đó đường huyết tăng lên. ‼️

Người mắc ĐTĐ nên làm gì để phòng ngừa Covid-19?

💊 Chuẩn bị đủ các loại thuốc trị ĐTĐ, thuốc điều trị biến chứng.
☎ Lấy đầy đủ địa chỉ, số điện thoại liên lạc khi cần (của bệnh viện, hiệu thuốc, của bác sĩ, người thân, cửa hàng thực phẩm,...).
💉 Tự kiểm soát đường huyết, chế độ ăn, luyện tập. Nếu phát hiện các triệu chứng tăng lên thì phải liên hệ với bác sĩ.
🥛 Uống đủ nước, kể cả không thấy khát.
🍜 Ăn đúng thời gian, đủ bữa, đủ dinh dưỡng.
👫 Nếu người ĐTĐ sống một mình, phải có người thân sống cùng để hỗ trợ khi cần.
🚶Tập luyện thể dục tại nhà như đi bộ, chạy bộ

Nếu là ĐTĐ đường type 1, hãy kiểm tra đường huyết hàng ngày (thử lúc đói và cả vào ban đêm), nếu có máy tự kiểm tra được ketone máu và nước tiểu càng tốt.

Với người ĐTĐ thai kỳ phải kiểm tra đường huyết thường xuyên 4 lần/ ngày vào các thời điểm lúc đói buổi sáng, sau ăn sáng, sau ăn trưa và sau ăn tối 2 giờ. Hàng tuần phải liên hệ với bác sĩ sản hoặc bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn. Nếu thấy đường huyết tăng đột ngột phải thông báo cho bác sĩ ngay.

Nếu bạn có lịch hẹn tái khám, hoặc phải mua thuốc mà đang có các triệu chứng ho, hắt hơi, sốt thì không nên đến ngay phòng khám, bệnh viện, nhà thuốc mà phải gọi điện đến bác sĩ điều trị hoặc bệnh viện nơi đăng ký khám chữa bệnh để được tư vấn.

Nếu bạn đang điều trị biến chứng ĐTĐ như loét bàn chân, biến chứng tim mạch, suy thận mà không có triệu chứng COVID-19, vẫn nên tiếp tục điều trị và phải liên hệ hẹn trước nơi khám, điều trị. Trong thời gian chờ tái khám vẫn phải uống thuốc theo đơn, thực hiện chế độ ăn, luyện tập thể lực, bạn nên liên lạc với bác sĩ điều trị để được tư vấn thêm về đơn thuốc.

Đặc biệt, người mắc ĐTĐ cần tuân thủ các khuyến cáo của Chính phủ, Bộ Y tế (rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang, hạn chế đi ra ngoài...) và theo dõi thông tin chính thống về tình hình dịch bệnh, các ca nhiễm bệnh để có biện pháp tránh tiếp xúc gần, nhằm phòng bệnh cho cả bản thân và gia đình.
 : covid 19

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc