Khuyến cáo phòng bệnh sởi
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịchvà là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi

1. Nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh sởi do vi rút sởi thuộc nhóm Paramyxovirus gây nên. Đây là loại virus có sức chịu đựng yếu, dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc sát khuẩn thông thường, ánh sáng mặt trời…virus sởi tồn tại ở họng và máu bệnh nhân từ cuối thời kì ủ bệnh đến sau khi phát ban một thời gian ngắn. Bệnh rất dễ lây, thường gặp ở trẻ em, gây viêm long ở kết mạc mắt, đường hô hấp, tiêu hoá và các phát ban đặc hiệu.
2. Đường lây:
Người là nguồn bệnh duy nhất. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp do người lành hít phải dịch tiết mũi họng bắn ra, khuếch tán trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người bệnh bệnh.
3.Những biểu hiện chính của bệnh sởi:
- Biểu hiện chính là sốt, phát ban. Trẻ thường sốt cao, khi sốt giảm sẽ xuất hiện ban dạng sẩn (gồ lên mặt da) ở sau tai, sau đó lan ra mặt, lan dần xuống ngực bụng và toàn thân.
- Sau khoảng 1 tuần, ban biến mất theo thứ tự đã nổi trên da và để lại những vết thâm thường gọi là “vằn da hổ”.
- Một số biểu hiện kèm theo: chảy nước mũi, ho, đỏ mắt, tiêu chảy,...

4. Biến chứng:
Virus sởi phá huỷ lớp biểu mô niêm mạc và hệ thống miễn dịch, làm giảm lượng vitamin A, do đó có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm khác.
- Bội nhiễm: Viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm tai giữa.
- Thần kinh: Viêm não sau sởi.
- Suy dinh dưỡng do ăn uống kiêng khem.
- Loét miệng: Các vết loét ở trong miệng, môi lưỡi; vết loét có màu đỏ, được phủ một lớp trắng rất đau. Vết loét có thể sâu, rộng làm cho trẻ ăn khó khăn.
- Chảy mủ mắt.
- Mờ giác mạc, đây là dấu hiệu nguy hiểm có thể do thiếu vitamin A.
5. Phòng bệnh:
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh sởi, nên dự phòng là yếu tố tiên quyết.
Để chủ động phòng chống bệnh Sởi, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo các bà mẹ cần thực hiện các biện pháp sau:
khuyến cáo các bà mẹ cần thực hiện các biện pháp sau:
- Chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin sởi đi tiêm đầy đủ và đúng lịch.
- Bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc bệnh sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ.
- Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hằng ngày. Đảm bảo nhà ở và nhà vệ sinh thông thoáng, sạch sẽ. Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.
- Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học nơi tập trung đông trẻ em cần giữ vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng; thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường.
- Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời. Không nên đưa trẻ điều trị vượt tuyến khi không cần thiết để tránh quá tải bệnh viện và lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
🏥 TTYT huyện Tam Nông đầy đủ các loại vacxin phòng sởi của Ấn Độ, Mỹ, Bỉ.
🫡🫡🫡 Phòng tiêm chủng TTYT huyện Tam Nông làm việc cả #thứ_7 và #chủ_nhật
Thời gian khám sàng lọc trước tiêm chủng:
Sáng : 7h15 - 11h15
&Chiều : 13h00-16h00
-------------------------
🏥 TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TAM NÔNG - Chuyên nghiệp - Chuyên tâm - Chuyên sâu
🏥 Khu 24 - xã Vạn Xuân – huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ
☎ 1800 969629 - 032 666 3535
⏰Thời gian làm việc: khám #BHYT thứ 7, chủ nhật và cả ngày NGHỈ, LỄ, TẾT.
🌐Website: https://trungtamytetamnongphutho.com
✳️Fanpage: https://www.facebook.com/trungtamytetamnongpt
📶Zalo: https://zalo.me/3142627764725317245
♨️Tiktok: ttyt_tamnong
Ý kiến bạn đọc
Những tin cũ hơn