Chi phí phá thai an toàn hết bao nhiêu tiền tại Hà Nội | t 2500000vnđ

10 Phòng khám phụ khoa uy tín an toàn ở Hà Ni 2023

Tư vấn 10 địa chỉ phòng khám nam khoa ở H Nội chỉ với hơn 500.000 VNĐ

Review 5 a chỉ phòng khám phá thai an toàn ở Hà Nội

Tư vn nam khoa online cùng bác s nam khoa giỏi ở Hà Nội

Chi phí khám nam khoa ti th đô H Nội hiện nay bao nhiêu tin

Tư vn sc khỏe phụ khoa online min phí

Chi phí đốt viêm lộ tuyến c tử cung ht bao nhiêu tin ở Hà Nội

Chi phí phẫu thuật cắt trĩ hết bao nhiêu tin bảng giá mới

Đa chỉ bnh vin ct tuyến mồ hi nách tt uy tín ở đâu Hà Ni

Gi chi phí chữa bệnh lu hết bao nhiu tiền tại H Ni [từ 5.000.000 vnđ]

Tư vấn top 3 phương pháp, cách ph thai an toàn nht không đau

Bc s gii p hút thai có đau khng, ht bao nhiu tin đâu tt

Ti sao thân dương vt ni mn đ, trắng gy ngứa?

Top 13 đa ch phòng khám, bnh viện phu thuật cắt bao quy đầu uy tín tốt nht Hà Ni

Top 7 a chỉ phng khám chữa bnh sùi mào gà tốt ở âu H Nội uy tín

Top 8 đa ch khám cha bệnh trĩ ở đu tốt tại Hà Ni

Chi phí chữa sùi mo gà ht bao nhiêu tiền tại Hà Ni

12 cách chữa trị yếu sinh lý nam tại nhà hiệu quả nhất

13 cách chữa trị hôi nách vĩnh viễn hiệu quả tận gốc tại nhà

10 cách chữa trị bệnh trĩ hiệu quả nhất tại nhà hiện nay

Tổng hợp cách chữa trị sùi mào gà hiệu quả nhất hiện nay

8 cách chữa bệnh liệt dương tại nhà hiệu quả nhất

Bệnh sùi mào gà ở phụ nữ: Nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng và cách chữa

Top 10 địa chỉ khám chữa bệnh sùi mào gà ở đâu tốt nhất Hà Nội 2023

Bảng giá chi phí khám phụ khoa hết bao nhiêu tiền, ở đâu Hà Nội uy tín?

13 địa chỉ phòng khám sản phụ khoa uy tín tốt nhất ở đâu Hà Nội

15 địa chỉ chữa hôi nách, cắt tuyến mồ hôi nách ở đâu tốt nhất Hà Nội

12 địa chỉ khám chữa bệnh xuất tinh sớm ở đâu tốt nhất Hà Nội

Bác sĩ tư vấn bệnh phụ khoa online và qua điện thoại miễn phí

Chi phí khám nam khoa hết bao nhiêu tiền, bảng giá khám 320k

6 địa chỉ khám, xét nghiệm và chữa bệnh giang mai ở đâu uy tín, chi phí bao nhiêu tiền?

11 địa chỉ phòng khám chữa bệnh trĩ và mổ cắt trĩ ở đâu tốt nhất Hà Nội

Chi phí chữa bệnh lậu hết bao nhiêu tiền? Bảng giá năm 2023

Chi phí cắt bao quy đầu hết bao nhiêu tiền - bảng giá phẫu thuật từ 2 triệu đồng

Vá màng trinh hết bao nhiêu tiền, ở đâu uy tín, kín đáo

Top 7 địa chỉ khám chữa bệnh yếu sinh lý nam ở đâu Hà Nội tốt

7 địa chỉ khám, xét nghiệm và điều trị bệnh lậu ở đâu Hà Nội tốt nhất

Khám, xét nghiệm bệnh xã hội ở đâu Hà Nội tốt nhất hiện nay

Phòng khám đa khoa 11 Thái Hà uy tín chất lượng tốt tại Hà Nội

Cẩm nang 10 câu hỏi đáp về dịch bệnh Viêm phổi cấp do virus Corona mới

Thứ năm - 30/01/2020 10:23
Hãy chia sẻ bài viết để những người xung quanh bạn hiểu được nguy cơ và biết cách phòng ngừa dịch bệnh tốt nhất.
nhung dieu can biet trieu chung va cach phong ngua

💡Câu hỏi 1: Coronavirus 2019 LÀ GÌ?

👉 Trả lời: Coronavirus 2019 (2019-nCoV) là một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Virus này được xác định trong một cuộc điều tra ổ dịch bắt nguồn từ khu chợ lớn chuyên bán hải sản và động vật ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. 2019-nCoV là chủng virus mới chưa được xác định trước đó. Ngoài chủng coronavirus mới phát hiện này, đã có 6 chủng coronavirus khác được biết tới ngày nay có khả năng lây nhiễm ở người.

💡Câu hỏi 2: NGUỒN GỐC CỦA 2019-nCoV TỪ ĐÂU?

👉 Trả lời: Các cơ quan y tế và đối tác y tế đang nỗ lực để xác định nguồn gốc của 2019-nCoV. Virus corona là một betacoronavirus, giống như MERS và SAR, tất cả đều có nguồn gốc từ vật chủ từ loài dơi. Virus corona là một họ virus lớn, phổ biến ở nhiều loài động vật khác nhau bao gồm lạc đà, mèo và dơi. Phân tích cây di truyền của virus này đang được tiếp tục để biết nguồn gốc cụ thể của virus. SARS, một loại coronavirus khác xuất hiện lây nhiễm cho người, bắt nguồn loài từ cầy hương, trong khi MERS, một loại coronavirus khác lây nhiễm cho người, bắt nguồn từ lạc đà.

💡Câu hỏi 3: CƠ CHẾ 2019-nCoV LÂY LAN NHƯ THẾ NÀO?

Untitled

👉 Trả lời: Vi-rút này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục. Ở người, virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm.

Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.

💡Câu hỏi 4: 2019-nCoV CÓ GIỐNG VỚI VI RÚT MERS-CoV HOẶC SARS KHÔNG?

👉 Trả lời: Không. Coronavirus là một họ virus lớn, một số virus gây bệnh ở người và virus lây truyền giữa các loài động vật, bao gồm lạc đà, mèo và dơi. 2019-nCoV mới xuất hiện gần đây không giống với coronavirus gây ra Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) hoặc coronavirus gây ra Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS). Tuy nhiên, các phân tích di truyền cho thấy virus này xuất hiện từ một loại virus liên quan đến SARS. Hiện nay, những cuộc điều tra đang diễn ra để tìm hiểu thêm.

❌ ❌ CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH

Untitled2

💡Câu hỏi 5: LÀM THẾ NÀO GIÚP TÔI CÓ THỂ BẢO VỆ BẢN THÂN?

👉 Trả lời: Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng chủ động thực hiện tốt các biện pháp sau:

✅ Tránh đi lại, du lịch nếu đang có sốt, ho hoặc khó thở. Đến ngay cơ sở y tế khi có triệu chứng nghi ngờ. Đồng thời, chia sẻ lịch trình di chuyển của bạn với nhân viên y tế.

✅ Tránh tiếp xúc với người bị sốt, ho. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng.

✅ Khi ho, hắt hơi hãy che kín miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc tay áo. Sau khi sử dụng khăn giấy bỏ vào thùng rác rồi rửa tay sạch sẽ.

✅ Nếu thấy có dấu hiệu ốm khi đi lại, du lịch cần thông báo ngay cho nhân viên hàng không, đường sắt, ô tô và tìm đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

✅ Chỉ sử dụng các loại thực phẩm chín.

✅ Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. Tránh tiếp xúc gần với các động vật nuôi hoặc hoang dã.

✅ Đeo khẩu trang khi đi đến chỗ đông người hoặc khi tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh.

⭐⭐ Những người từ Trung Quốc trở về

✅ Những người từ Trung Quốc trở về Việt Nam cần tự cách ly tại nhà và theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày. Cần khai báo với cơ quan sở tại nơi gần nhất để được hỗ trợ khi cần thiết.

✅ Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang bảo vệ, thông báo ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Khi đến cần gọi điện trước để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ.

⭐⭐ Những người đến Trung Quốc

✅ Nếu không có việc cần thiết hoặc công việc đột xuất, không nên đến Trung Quốc trong dịp này.

✅ Trường hợp bắt buộc, phải hạn chế ra khỏi nhà, thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

✅ Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang, thông báo ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Khi đến cần gọi điện trước để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ.

💡Câu hỏi 6: TÔI PHẢI LÀM GÌ KHI CÓ LỊCH TRÌNH ĐI LẠI, DU LỊCH?

👉 Trả lời:

📌 Tránh đi lại, du lịch nếu bạn đang có các triệu chứng sốt, ho hoặc khó thở

- Cần đến ngay cơ sở y tế khi có các triệu chứng kể trên.

- Hãy chia sẻ lịch trình di chuyển của bạn với nhân viên y tế.

📌 Một số lưu ý để phòng, chống lây nhiễm nCoV

- Tránh tiếp xúc quá gần với người bị sốt hay bị ho.

- Rửa sạch tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch; hoặc các loại nước rửa tay có chứa cồn.

- Tránh chạm tay vào mắt, mũi hay miệng

📌 Sử dụng khẩu trang y tế đúng cách

- Khi ho hay hắt hơi, hãy che kín miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc tay áo. Sau khi sử dụng khăn giấy, vứt khăn giấy vào thùng rác. Rửa sạch tay ngay lập tức.

- Khi sử dụng khẩu trang, hãy chắc chắn rằng khẩu trang che kín miệng và mũi và tránh chạm vào khẩu trang khi đang sử dụng.

- Nếu sử dụng các loại khẩu trang dùng 1 lần, sau khi sử dụng cần loại bỏ ngay lập tức vào thùng rác và rửa sạch tay sau khi bỏ khẩu trang.

📌 Chủ động tìm đến cơ sở y tế nếu bạn bị ốm

- Nếu cảm thấy có dấu hiệu ốm khi đi lại, du lịch cần thông báo ngay cho nhân viên hàng không, đường sắt hoặc ô tô và tìm đến chăm sóc y tế càng sớm càng tốt

- Hãy chia sẻ lịch trình di chuyển của bạn với nhân viên y tế

📌 Lưu ý quan trọng để phòng, chống lây nhiễm nCoV

- Chỉ sử dụng các loại thực phẩm được nấu chín và đảm bảo an toàn thực phẩm

- Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng

- Tránh tiếp xúc quá gần với các loại động vật nuôi hoặc hoang dã, dù là động vật sống, bị ốm hay đã chết.

💡Câu hỏi 7: TÔI CÓ THỂ LIÊN HỆ THÔNG BÁO THÔNG TIN BẰNG CÁCH NÀO?

👉 Trả lời: Bộ Y tế công bố số điện thoại đường dây nóng cung cấp thông tin về bệnh Viêm đường hô hấp cấp do nCoV 2019: *19003228*. Hoặc có thể liên hệ trực tiếp qua các đường dây nóng của các cơ sở y tế tại địa phương.

💡Câu hỏi 8: NHỮNG TRIỆU CHỨNG VÀ BIẾN CHỨNG 2019-nCoV CÓ THỂ GÂY RA LÀ GÌ?

👉 Trả lời: Theo báo cáo ở bệnh nhân mắc 2019-nCoV từ nhẹ đến nặng bao gồm các triệu: sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, nCOV có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp tiến triển và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.
 

Untitled1

💡Câu hỏi 9: LÀM THẾ NÀO ĐỂ KIỂM TRA MỘT NGƯỜI CÓ NHIỄM 2019-nCoV HAY KHÔNG?

👉 Trả lời: Tại thời điểm này, các kiểm tra chẩn đoán chính xác 2019-nCoV chỉ có thể được tiến hành tại các cơ sở y tế được phép thực hiện xét nghiệm. Kỹ thuật xác định chủng 2019-nCov đó là kỹ thuật Real time RT - PCR với bệnh phẩm là dịch đường hô hấp, đờm, dịch nội khí quản được thu thập bằng tăm bông và bảo quản trong môi trường phù hợp. Trong trường hợp người mới nghi nhiễm virus Corona, các cơ sở y tế sẽ làm thủ tục lưu mẫu máu để chuyển đến các đơn vị được Bộ Y tế cho phép khẳng định.

💡Câu hỏi 10: CÁC CHUYÊN GIA Y TẾ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ VÀ CÁC CƠ SỞ Y TẾ CẦN LÀM GÌ?

👉 Trả lời: Về nguyên tắc điều trị bệnh, các ca bệnh nghi ngờ đều phải được khám ở khu riêng tại bệnh viện, được lấy bệnh phẩm đúng cách để làm xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán xác định bệnh. Ca bệnh cần nhập viện theo dõi và cách ly hoàn toàn. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh vì vậy chủ yếu điều trị triệu chứng, phát hiện và xử trí kịp thời tình trạng suy hô hấp, suy thận và các tạng khác (nếu có).

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập19
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm18
  • Hôm nay4,182
  • Tháng hiện tại43,943
  • Tổng lượt truy cập3,743,772
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây